Múa lân là một môn nghệ thuật có từ lâu đời, nó gắn liền với phong tục, tập quán và các ngày lễ hội lớn của người Trung Hoa. Múa lân được thịnh hành ở miền Nam Trung Quốc, điển hình là ở Quảng Châu nên con lân còn có tên gọi khác là Nam sư.
Song song với sự phát triển nghệ thuật múa lân là nghệ thuật múa sư (còn đươc gọi là múa sư tử). Cũng như người miền Nam Trung Quốc thích múa lân thì ở miền Bắc lại thịnh hành múa sư hoặc múa Bắc sư.
Khác với múa lân và múa sư đòi hỏi sự xuất sắc của từng cá nhân, đặc biệt là người diễn viên múa đầu, múa rồng lại đòi hỏi tính tập thể và tính đoàn kết cực kỳ cao. Tất cả mọi người diễn viên (hiện tại phổ biến là 9 người) đều phải thực hiện nhuần nhuyễn từng động tác một. Nhiều khi chỉ cần một cá nhân mắc sai phạm dù là rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến toàn con rồng.
Khi đã nhắc đến múa lân thì người ta không thể nào không liên tưởng ngay đến trống. Tiếng trống dường như là biểu tượng của sự vui mừng, náo nhiệt. Vào những mùa lễ tết, tuyệt đối không thể thiếu đi tiếng trống, đâu đâu chúng ta cũng có thể nghe thấy những điệu trống tưng bừng. Ngay cả vào những chương trình ca múa nhạc, người ta cũng có thể dùng trống phối hợp với nhạc để thêm phần nhộn nhịp.
Võ thuật Trung Hoa bác đại tinh thông, các môn các phái muôn hình vạn trạng. Mỗi môn phái đều có tinh túy, thủ pháp và chiêu thức mang đặc trưng riêng. Sự hình thành từng môn phái có nhiều yếu tố liên hệ mật thiết đến nơi ở, thể trạng con người, thói quen sinh hoạt mang đặc thù của từng địa phương. Như có câu: “Nam Quyền Bắc cước”, đại đa số Nam phái sử dụng quyền là chính còn riêng Bắc Phái sử dụng cước làm chủ.