MÚA LÂN TRUYỀN THỐNG

Múa lân truyền thống có hình thù to lớn, đặc trưng đầu to, đuôi dài và rộng, sử dụng vật liệu cứng, nặng và vô cùng chắc chắn. Động tác mạnh mẽ, dứt khoát kết hợp với bộ pháp trong võ thuật khi biểu diễn toát lên vẻ oai phong, uy nghi và đầy dũng mãnh. Theo năm tháng, múa lân có những điều chỉnh, thay đổi và nâng cấp cho phù hợp với hoàn cảnh, thị hiếu cũng như yêu cầu về thẩm mỹ của người xem. Phần đầu và đuôi của lân hiện đại được rút nhỏ kích thước. Trước kia lông của lân truyền thống chỉ có 2 màu đen trắng nhưng hiện nay với công nghệ hiện đại có nhiều màu sắc để chúng ta lựa chọn hơn, ngoài ra lông cừu cũng được sử dụng thay cho đuôi ngựa để làm lông.

LÂN PHẬT SƠN TRUYỀN THỐNG

LÂN LƯU BỊ

Lông trắng, họa tiết ngũ sắc

LÂN QUAN VŨ

Nền đỏ lông đen

LÂN TRƯƠNG PHI

Họa tiết Trắng đen, lông đen

LÂN LỮ BỐ

Lông đen, đội mão đính lông chim trĩ

LÂN TRIỆU VÂN

Nền đen họa tiết xanh lá, lông đen. Nanh đính hồng anh

LÂN MÃ SIÊU

Họa tiết xanh dương đen, lông đen

LÂN HOÀNG TRUNG

Nền vnagf hoạt tiết đen, lông đen

LÂN KHỔNG MINH

Họa tiết xanh lá trắng, lông trắng

LÂN HIỆN ĐẠI

CÁC LOẠI MÚA LÂN

Múa lân là một môn nghệ thuật có từ lâu đời, nó gắn liền với phong tục, tập quán và các ngày lễ hội lớn của người Trung Hoa. Nhạc là vào mỗi khi tết đến, múa lân là món đặc sản không thể thiếu của người Hoa. Múa lân được chia ra làm 2 loại: Phật Sơn và Hạc Sơn.

Đọc thêm

LÂN PHẬT SƠN

Lân múa theo phái Phật Sơn thuộc hổ báo hình, được múa mô phỏng theo cử chỉ, điệu bộ của loài hổ, loài báo động tác mạnh mẽ, oai phong thích hợp cho múa dưới đất hơn. 

Đặc điểm nhận dạng:
– Tên thường gọi: lân mỏ dảnh
– Sừng: Nhọn, xoắn ốc
– Kiểu múa: Hổ báo hình
– Mô phỏng: con hổ, sư tử
– Phù hợp: múa địa bửu

 

LÂN HẠC SƠN

lân múa theo phái hạc Sơn thuộc Long hình, được mô phỏng theo hình dáng và hành động của loài mèo động tác nhanh nhẹn, nhẹ nhàng thích hợp cho múa trên cao hơn ví dụ như lân lên mai hoa thung chẳng hạn.

Đặc điểm nhận dạng:
– Tên thường gọi: lân mỏ tròn
– Sừng: tròn, nắm đấm
– Kiểu múa: Long hình
– Mô phỏng: con mèo
– Phù hợp: múa thiên tài

 

LÂN NGỘ KHÔNG

hòa cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại kết hợp với nét văn hóa truyền thống từ kinh kịch, chúng tôi xây dựng hình tượng lân Ngộ Không với những đặc trưng như sau:
– lông vàng tượng trưng lông khỉ
– đuôi lông vàng nền đen với họa tiết ánh kim với ý nghĩa mô phỏng chiến bào đại thánh
– đầu đội mão đính lông chim trĩ cũng lấy từ hình tượng kinh kịch biểu trưng cho ngộ không
– Sử dụng lân hiện đại thay vì lân truyền thống vì đây là sự cách tân trong xây dựng hình tượng nhân vật cho phù hợp hơn
– Sau cùng, lân hiện đại với kích thước nhỏ gọn sẽ phù hợp cho các động tác bay nhảy, nhanh nhẹn của hình tượng nhân vật

sƯ TỬ BẮC KINH (BẮC SƯ)

 

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

Sư tử hay còn gọi là Bắc Sư trong thuật ngữ lân sư rồng là con vật xuất sứ từ Tây Á được xứ giả Ba Tư cống nạp cho vua Trung Hoa xưa. Sau này do chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo, sư tử với hình tượng oai vệ, uy mãnh được nhận định có khả năng trừ tà và vượng tài. Cho nên trong văn hóa Trung Hoa hình thành thói quen đặt cặp sư tử đá trước cổng cung điện, biệt phủ… với một con đực chân đạp trái cầu mang nghĩa trừ tà, con cái với hình tượng chơi đùa với sư tử con mang ý nghĩa vượng tài.

mÚA RỒNG

NGUỒN GỐC MÚA RỒNG

Múa rồng là một trong những điệu múa truyền thống của văn hóa Trung Hoa. Múa rồng thường được biểu diễn vào những dịp năm mới, lễ tết và đặc biệt là được diễu hành trong hội nguyên tiêu hàng năm. Múa rồng với ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thịnh vượng. Những điển tích về rồng phổ biến nhất có thể kể đến là: cá chép vượt vũ môn, long sinh cửu tử, khai quang điểm nhãn,… 

NAM LONG

Nam long có nguồn gốc và phát triển tại vùng Giang Nam (miền nam Trung Quốc).

nam long có Cấu tạo cơ thể nặng hơn, và đầu là phần nặng nhất của toàn bộ con rồng. Phong cách của nam long rất uy nghiêm. Vì có trọng lượng cơ thể lớn nên về động tác, nó không tập trung vào kỷ thuật như bắc long mà tập trung vào thể lực.

Hình dáng nam long sẽ truyền thống hơn với đầu và thân to. Do không chú trọng quá nhiều động tác linh hoạt, nam long thường sẽ to và dài hơn bắc long, chiều dài nam long có thể là 40m, 50m thậm chí là 100m.

Động tác nam long bao gồm: lượn vòng, uốn cong chữ S, chui bụng rồng, v.v.

BẮC LONG

Bắc long phát triển và phổ biến ở vùng phía bắc Trung Quốc.

Cấu tạo cơ thể bắc long thường nhẹ và gọn gàng hơn. Do yêu cầu bắc  long di chuyển linh hoạt, chú trọng biểu diễn động tác khó, phối hợp nhịp nhàng nên thân rồng sẽ nhỏ, và chiều dài con rồng sẽ ngắn hơn. 

Ngoài ra, bắc long được thiết kế biểu diễn vào ban đêm vì sẽ tiếp hợp đèn hoặc vật liệu dạ quang hiệu đại hơn. 

Hiện nay, hình thức bắc long được ưa chuộng và phổ biến hơn trong giới lân sư rồng. Hiện tại rồng tiêu chuẩn sẽ là chín người múa rồng và thêm 1 người dụ châu.

 

RỒNG TRUYỀN THỐNG

 “Thắng Nghĩa Đại Long” là rồng lớn truyền thống của đoàn xuất hiện lần đầu vào năm 1998. Đại Long được làm dựa theo hình dáng rồng truyền thống với kích thước dài gần 40m với 17 người múa. Rồng được đoàn chúng tôi bảo tồn và gìn giữ xem như linh vật của đoàn, chỉ xuất hiện vào những lễ hội lớn hoặc những sự kiện trọng đại như lễ Nguyên Tiêu..