VĂN HÓA MÚA LÂN CỦA NGƯỜI HOA
Nguồn gốc câu đối liễn ngày tết
Tương truyền vào thời Trung Hoa cổ đại xưa, có một con thú có tên gọi là “Con Niên” cực kỳ hung dữ xuất hiện vào cuối đông – đầu xuân. Con niên kéo xuống xóm làng phá hoại mùa màng và thậm chí là ăn thịt người. Cứ vào mỗi mùa con niên xuống làng kiếm ăn, người dân sống trong cảnh vô cùng khó khăn và lúc nào cũng lo sợ bị con niên cướp mất sinh mạng.
Mỗi mùa Niên về sẽ kéo dài khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày, trùng vào ngày 20 mấy tháng chạp cho đến mùng 7 tháng giêng âm lịch ngày nay. Cho nên cứ vào mùng 7 tháng giêng hàng năm, người Hoa gọi ngày đó là “Nhân nhân sinh nhạc” (mọi người cùng sinh nhạc) – Ý như là được tái sinh khi không bị con Niên ăn thịt. Họ sẽ cúng bái ăn mừng cho những người còn sống vì thoát khỏi nạn con niên. Cho nên tết người Hoa gọi là “Quá Niên” – Thoát khỏi tai họa con Niên.
Tuy con Niên hung dữ là thế nhưng lại rất sợ nhìn thấy màu đỏ và tiếng ồn. Chính vì nắm được yếu điểm này của con Niên, nên người cứ mỗi khi tết về sẽ dán đầy giấy đỏ trước cửa nhà và đánh trống đánh chiêng cũng như đốt pháo để con Niên không dám vào nhà quấy phá dân làng.
Sau này con niên được thuần phục bởi ông Đại Đầu Phật (có tên gọi khác là Ông Địa) bằng cách cho con niên ăn một loại thảo dược gọi là Linh Chi Thảo. Con niên sau khi ăn xong ngủ 1 giấc tỉnh dậy bỗng nhiên trở nên hiền lành và trở thành thú cưỡi của Ông Địa. Con vật bỗng nhiên không còn là nỗi khiếp sợ của dân làng mà trái lại còn rất gần gũi với con người, nhạc là trẻ em. Để quên đi vấn nạn con niên mỗi khi xuân về, về sau người ta mới đổi gọi con niên thành con lân như ngày nay chúng ta vẫn thường gọi.
Tuy đã qua đi vấn nạn con niên, nhưng do thói quen dán giấy đỏ trước nhà mỗi khi tết đến nên người Hoa vẫn giữa lại thói quen đó và dần dần trở thành tập tục truyền thống duy trì đến ngày nay. Tuy nhiên, nếu chỉ dán giấy đỏ không thì nhìn nó khá là đơn điệu cho nên những nhà thơ, nhà văn và nhà thư pháp xưa mới nãy ra ý tưởng đề thơ, viết chữ, viết câu đối lên những tấm giấy đỏ đó để thêm phần nho nhã.
Những câu đối liễn ngày tết thông thường sẽ được viết trên giấy đỏ chữ vàng hoặc chữ đen. Những chữ được viết trên đó là những lời chúc, câu chúc may mắn với hy vọng qua năm mới gia chủ sẽ gặp được nhiều điều tốt lành, may mắn. Những lời chúc thông thường sẽ là: “Tấn tài tấn lộc”, “Mã đáo thành công”, “Vạn sự như ý”,….
Ngày nay, trong cộng đồng người Hoa tại TP.HCM nói chung cũng như tại Q.5 nói riêng đều vẫn giữ lại được tập tục dán câu đối liễn ngày tết trước cửa nhà cũng như thích xem múa lân. Thậm chí có nhà hàng năm đều mời lân đến nhà biểu diễn với ý nghĩ “Lân sẽ mang tài lộc cũng như may mắn đến cho gia đình”
Múa lân du nhập vào Việt Nam
Múa lân là một môn nghệ thuật có từ lâu đời, nó gắn liền với phong tục, tập quán và các ngày lễ hội lớn của người Trung Hoa. Nhạc là vào mỗi khi tết đến, múa lân là món đặc sản không thể thiếu của người Hoa. Múa lân được chia ra làm 2 loại: Nam sư và Bắc sư. Nam sư tức là con lân chúng ta thường hay gọi – thịnh hành ở miền Nam, Trung Quốc nhất là tại Quảng Đông. Bắc sư còn gọi là múa sư tử thì được người miền Bắc Trung Quốc ưa chuộng có xuất xứ tại Bắc Kinh.
Múa lân được phân ra thành 2 trường phái chính: Phật Sơn và hạc Sơn. Lân múa theo phái Phật Sơn thuộc hổ báo hình, được múa mô phỏng theo cử chỉ, điệu bộ của loài hổ, loài báo động tác mạnh mẽ, oai phong thích hợp cho múa dưới đất hơn. Còn lân múa theo phái hạc Sơn thuộc Long hình, được mô phỏng theo hình dáng và hành động của loài mèo động tác nhanh nhẹn, nhẹ nhàng thích hợp cho múa trên cao hơn ví dụ như lân lên mai hoa thung chẳng hạn.
Phật Sơn (bên trái) và hạc Sơn (bên phải)
Trước mắt, nam sư có chia ra làm 7 màu chính. Có năm loại lân sử dụng hình ảnh và màu sắc khác nhau tượng trưng cho 5 vị danh tướng thời Tam Quốc là Lưu Bị,Quan Vũ, trương Phi, Hoàng Trung và Triệu Vân.
1. Lân biểu trưng Lưu Bị: nền vàng, lông mày trắng, râu dài và đen, trên đỉnh đầu có treo “hồng anh” (thông thường sẽ là bông vải đỏ), sau ót vẽ 3 đồng tiền tượng trưng ý nghĩa “hòa khí hữu thiện”, đuôi 7 màu
2. Lân biểu trưng Quan Vũ: nền đỏ, lông mày đen, râu dài và đen, mũi xanh lá, sừng tím, sau ót vẽ 2 đồng tiền mang ý nghĩa “trung và nghĩa”, đuôi đỏ pha xanh lá
3. Lân biểu trưng Trương Phi: nền đen, lông màu đen, râu ngắn và đen, mũi xanh lục, sừng sắt, mắt đỏ, lỗ tai cụp vào, sau ót vẽ 1 đồng tiền, đuôi trắng đen, vằn tam giác
4. Lân biểu trưng Hoàng Trung: Nền vàng hoa mai, râu bạc
5. Lân biểu trưng Triệu Vân: nền vàng, lông mày trắng, mũi xanh lá
Ngoài ra, cũng có nơi dùng 5 màu đỏ, đen, trắng, vàng, xanh dương tượng trưng cho “Ngũ hổ tướng” của nhà Tây Hán vào thời Tam Quốc lần lượt sẽ là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Thông thường, 2 con lân đại biểu cho Quan Vũ và Trương Phi sẽ được sử dụng trong những trường họp 2 lân giao đấu với nhau – sẽ được nói chi tiết ở phần bên dưới. Ngoài 5 con lân kể trên ra, còn phải nhắc đến Kim sư và Ngân sư. Lân vàng tượng trưng cho lân đực và lân bạc tượng trưng cho lân cái – 2 loại này thích hợp biểu diễn trong các nơi liên quan đến thương mại nhiều hơn.
Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ I, các lão tiền bối tẩu tán khắp nơi nhưng đa phần là chạy sang Hong Kong và các nước trong vùng Đồng Nam Á. Nhưng nhiều nhạc vẫn tập trung tại Malaysia, Singapore và Việt Nam. Sau khi ổn định được nơi trú thân trên đất Việt Nam, cộng đồng người Hoa xưa bắt đầu thành lập các hội quán, trường học, đoàn thể và võ đường. Họ thành lập các đoàn thể để giúp đỡ đồng hương, giới thiệu việc làm cũng như dạy võ cho các đồng hương có sức khỏe cũng như để phòng thân khi gặp biến cố. Có năm hội quán lớn được thành lập và duy trì cho đến ngày hôm nay bao gồm Hội Quán Tuệ Thành của người Quảng Đông, Hội Quán Nghĩa An của người Triều Châu, Hội Quán Nhị Phủ của người Phước kiến, Hội Quán Sùng Chính của người Khách Gia (Hẹ) và Hội Quán Quỳnh Phủ của người Hải Nam.
Vào những năm thập niên 20 của thế kỷ trước, các vị lão sư phụ bắt đầu thành lập đoàn lân, mở võ quán. Vào lúc sơ khai, mỗi đoàn lân chỉ có duy nhạc một con lân đại diện cho võ quán của mình. Người múa đầu lân đòi hỏi phải có một trình độ võ thuật nhạc định mới được phép đại diện võ phái múa lân, thông thường sẽ từ cấp HLV trở lên mới được phép múa. Lúc bấy giờ, các đoàn lân chỉ có duy nhạc một loại múa lân, chứ không phải lân sư rồng như bây giờ. Mỗi võ đường do những bang hội người Hoa khác nhau thành lập sẽ múa theo những con vật đặc trưng của bang hội ấy. Đơn cử như các đoàn lân do người Quảng Đông mở ra sẽ chỉ múa lân (Nam sư) ví dụ như Liên Nghĩa, Nhơn Nghĩa, Thắng Nghĩa,…. Đông Phương của người Triều Châu sẽ múa sư tử (Bắc sư). Rồng là đặc trưng của người Phước Kiến với đoàn Kim Long Phước Kiến, ngoài ra người Phước Kiến tại Bình Dương thì múa con Hẩu nhưng lại không múa rồng. Kỳ lân sẽ là biểu trưng cho các đoàn lân người Khách Gia (Hẹ) như đoàn Quần Tân Đường – Đã ngưng hoạt động. Đặc biệt hơn cả có thể kể đến các đoàn lân của người Hải Nam như Thanh Liên, Liên Hữu, con vật họ chọn để biểu diễn là con hổ (con cọp). Tuy nhiên , hiện nay có rất nhiều người không thích xem múa cọp vì cho rằng không may mắn vào ngày tết (cọp là con vật ăn thịt người, không nên mời vào nhà) cho nên người Hải Nam đã chuyển hóa hình dáng con cọp thành con lân nhưng không có sừng.
Luật ngầm trong văn hóa múa lân xưa
Trong giai đoạn sơ khai của các đoàn lân người Hoa ở Sài Gòn nói chung cũng như vùng Q.5 nói riêng, mỗi đoàn lân đều chỉ có duy nhạc một con lân để đi biểu diễn vào các dịp lễ tết. Lúc bấy giờ, yêu cầu múa lân rất chặc chẻ, bài bản và đặc biệt mỗi bài múa lân diễn trong thời gian rất dài. Một bài múa lân được xem là tiêu chuẩn sẽ múa khoảng 1 giờ, có bài đặc biệt múa hơn 1 giờ thậm chí lâu hơn nữa. Hơn nữa, đầu lân khi xưa không nhỏ gọn và nhẹ như hiện tại, đầu lân xưa rất to, nặng và hết sức cồng kềnh. Do đó yêu cầu người múa phải có sức khỏe phi thường, cộng thêm thời gian múa dài cũng như đòi hỏi người múa phải đúng bài bảng cũng như mã bộ vững chắc cho nên đa phần người múa lân phải từ cấp huấn luyện viên trở lên mới có khả năng đảm nhiệm được. Có nhiều trường hợp quan trọng, thậm chí là sẽ do sư phụ đứng đầu đoàn lân đó đích thân biểu diễn.
Ngoài những yếu tố nêu trên ra, một lý do cũng vô cùng quan trọng là để bảo vệ đầu lân cũng như danh tiếng của đoàn lân đó. Đầu lân và cái trống là 2 vật biểu trưng cho mồi đoàn lân khi ấy, cho nên người múa đầu lân cũng như những người đứng xung quanh cái trống đều là những vị sư phụ có võ nghệ cao cường. khi xưa, xã hội còn loạn lạc, các đoàn lân rất hay gây gỗ đánh nhau. Mổi khi giáp mặt ngoài đường, 2 đoàn lân sẽ đi song song ngược hướng nhau. Mỗi vị sư phụ múa đầu lân sẽ kẹp tấm danh thiếp của đoàn lân mình vào trong miệng con lân rồi 2 bên giao lưu trao đổi danh thiếp bằng cách múa lân. Sau khi trao đổi danh thiếp qua lại với nhau, nhạc định 2 bên phải đi thẳng không được quay đầu nhìn lại. Động tác quay đầu nhìn lại sẽ mang ý ngầm như là “Kênh nhau” hoặc mang hàm ý muốn gây hấn.
Một khi cuộc chiến đã xảy ra thì cái đầu lân và trống là 2 vật được cả 2 bên đặc biệt chú ý đến. Mỗi bên đều sẽ cố sức bảo vệ đầu lân và mặt trống của mình và ngược lại sẽ tìm kiếm và tìm cách phá hoại lân và trống của đoàn lân đối địch. Trong suốt cuộc chiến, môn sinh hai phía bị thương vô số, rất khó phân biệt được bên nào là thắng, còn bên nào là bại. Cho nên trong giới võ lâm xưa, có một quy luật được xem là luật bất thành văn, khi đội nào bị đối phương đâm thủng trống cũng như hư hại đầu lân trước thì bị xem là kẻ thua trận, danh tiếng của đội đó sẽ bị xuống cấp trầm trọng. Thông thường, các vị võ sư đứng 2 bên trống, tay sẽ cầm cây “Thử Vĩ Côn” – cây có hình dáng giống đuôi chuột có một đầu lớn ở gốc và nhỏ dần về ngọn. Cũng có võ sư sẽ sử dụng cặp uyên ương đao (2 cây đao ngắn, nhét 2 bên eo) để bảo hộ trống và lân.
Có 5 điều cấm kỵ khi 2 đoàn lân đi vào thế đối đầu nhau, bao gồm:
1. Khi 2 con lân đối diện nhau không được đưa chân lên vuốt sừng. Hành động đó thể hiện sự vô lễ, muốn thị oai và khiêu chiến.
2. Không được đưa chân lên vuốt râu. Hành động vuốt râu tỏ vẻ trịch thượng, bề trên và kiêu ngạo, xem đối phương thấp hơn mình 1 bậc.
3. Không được có động tác rửa răng (đưa đầu lân ra phía trước và cuối xuống chân cào qua cào lại). Hành động giống như chuẩn bị mài răng cho sắc bén để cắn và ăn thịt đối thủ.
4. Không được mở to 1 bên mắt con lân nhưng 1 bên thì nhấp nháy liên tục thể hiện thái độ cực kỳ khinh thường và xem nhẹ đối phương. Một khi có hành động như vậy thì cơ hội đánh nhau sẽ rất cao.
5. Không được quay lại tự liếm hoặc cắn đuôi, mang ý nghĩa vô cùng sĩ nhục và khinh bỉ đối phương. Sau khi hành động này diễn ra chắc chắn sẽ có một trận đánh nhau quyết liệt.
Thêm một quy luật tuy không nói ra nhưng tất cả những ai muốn thành lập đoàn lân đều phải làm theo, đó là đoàn lân mới thành lập nhạc quyết không được có lân trắng hoặc râu bạc. Nếu muốn có lân trắng, đoàn lân phải hoạt động ít nhạc liên tục trong 5 năm mới có quyền lên râu bạc. Đến lúc đó, đoàn lân mới được xem là đoàn lân cũ, lão làng bằng không chỉ được xem là lân mới, lân trẻ mà thôi. Lân mới khi gặp lân cũ phải lại 3 lại chào lân cũ trước, sau đó lân cũ cũng sẽ lại 3 lại đáp lễ lại. Đó cũng là một trong những luật ngầm trong giới võ lâm xưa mà hiện tại đã mai một thậm chí là biến mất.
Huỳnh Gia Bửu