Vài câu chuyện phiếm của anh Huỳnh Gia Bửu – Trưởng ban Văn Hóa Truyền Thông Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường

Anh Huỳnh Gia Bửu là trưởng tử của Chưởng môn Huỳnh Chí Dân. Vào năm 2012, anh trở về Việt Nam sau khoảng thời gian du học tại Úc và mở công ty in ấn vào năm 2013. Trong suốt thời gian du học, mỗi dịp nghỉ lễ Tết đến anh đều về nước để tham gia biểu diễn.

Vài câu chuyện phiếm của anh Huỳnh Gia Bửu – Trưởng ban Văn Hóa Truyền Thông Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường

Góp phần kế thừa và phát triển văn hóa Lân Sư Rồng

Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường từ năm 2019 – Kỷ niệm 40 năm thành lập đến nay đã đạt được không ít thành tích. Đặc biệt là chuẩn bị bước qua Kỷ niệm 43 năm thành lập, Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường vinh hạnh đạt được 02 Kỷ Lục Việt Nam. Và đây cũng là động lực thúc đẩy Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường ngày càng phát triển hơn.

 Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường thành lập vào năm 1979 với tôn chỉ biểu diễn lân sư rồng và phát dương môn phái Thái Lý Phật. Dưới sự đoàn kết của các sư huynh đệ cùng với các thành viên trong ban trị sự, Thắng Nghĩa Đường đã từng bước bước qua những năm dài khó khăn.

Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường nhận bằng KỶ LỤC VIỆT NAM từ địa diện Hội Kỷ Lục Việt Nam tại Thắng Nghĩa Tổ Quán

Năm 2018, thành lập Tổ Quán và năm sau vừa tròn 40 năm thành lập Đoàn. Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường lần đầu tiên tổ chức buổi triễn lãm văn vật và đêm diễn “Văn Hóa Chi Dạ” tại Trung tâm Văn Hóa Quận 5. Từ năm 2019 đến năm 2021, chuẩn bị xây dựng “Truyền Thừa Các” và chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2022. Năm 2022, vinh hạnh đạt 2 Kỷ lục Việt Nam, gồm:  “Tôn vinh giá trị Nội dung Kỷ lục: Môn phái Thái Lý Phật và quá trỉnh hình thành, phát triển tại Việt Nam trong 90 năm (1933 – 2022)” và “Đoàn Lân Sư Rồng đầu tiên xây dựng Tổ Quán và Phòng Truyền Thống nhằm lưu giữ và tôn vinh các giá trị, tư liệu của môn phái Thái Lý Phật tại Việt Nam”. Thắng Nghĩa Tổ Quán và Truyền Thừa Các được Quận 11 giới thiệu là sản phẩm du lịch đặc trưng của quận.

Trên thực tế, việc hình thành và thiết kế các hạng mục trên không thể không nhắc đến tinh thần thiết kế công phu của anh Huỳnh Gia Bửu – Trưởng Ban Văn Hóa Truyền Thông Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường. Anh Huỳnh Gia Bửu là trưởng tử của Chưởng môn Huỳnh Chí Dân. Vào năm 2012, anh trở về Việt Nam sau khoảng thời gian du học tại Úc và mở công ty in ấn vào năm 2013. Trong suốt thời gian du học, mỗi dịp nghỉ lễ Tết đến anh đều về nước để tham gia biểu diễn.

Đêm diễn kỷ niệm 40 năm “Văn Hóa Chi Dạ”
Chưởng Môn Huỳnh Chí Dân và 2 cháu nội
Trở thành địa điểm du lịch của Quận 11
Ba anh em nhà Thắng Nghĩa: Huỳnh Gia Bửu, Huỳnh Thục Hằng, huỳnh Gia Lương (từ trái sang phải)

 

 Người xưa có câu “Cây có cội, nước có nguồn, con chim có tổ, con người có tông”. Nhằm phát dương tinh thần truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, nên anh Huỳnh Gia Bửu đã thiết kế tầng cao nhất của căn nhà thành tổ quán để thờ cúng Quan Thánh Đế Quân, tổ sư Đàm Tam và tổ sư Đặng Tây. Mỗi dịp lễ vía của 3 vị đều sẽ tiến hành cúng bái để tưởng nhớ các vị. Anh thiết kế tố quán mang đậm phong vị cổ xưa, trang trọng và tôn nghiêm, khiến mọi người phải kính phục. Và nơi đây trở thành tổ quán đầu tiên của một đoàn lân trong thành phố.

Chưởng môn Huỳnh Chí Dân có 3 người con và đã góp sức không nhỏ cho Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường. Người con trai út là anh Huỳnh Gia Lương chịu trách nhiệm huấn luyện các học viên. Còn Gia Bửu và Thục Hằng (em gái của anh) thì phụ trách văn hóa lân sư rồng. Do đó, Kỷ niệm 40 năm thành lập đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường vào năm 2019, dưới sự chỉ đạo của Chưởng môn Huỳnh Chí Dân, Gia Bửu, Thục Hằng và đệ tử Trần Văn Thảo cùng phụ trách thiết kế, phiên dịch và biên tập cuốn kỷ yếu. Anh Huỳnh Gia Bửu còn là đạo diễn chính của đêm diễn nghệ thuật lân sư rồng mang tên “Văn Hóa Chi Dạ”. Họ đã dùng thời gian một năm để chuẩn bị cũng như viết kịch bản. Đêm diễn kết hợp văn hóa lân sư rồng với những môn nghệ thuật văn hóa khác như kinh kịch, dịch học… để cho ra những tiết mục vô cùng đặc sắc. Anh Huỳnh Gia Lương phụ trách huấn luyện võ thuật, lân sư rồng. Gia Bửu, Thục Hằng và đệ tử Quách Sáng Dương phụ trách thiết kế và làm đạo vụ. Mọi người đã cùng nhau hiệp lực và đêm diễn tại Trung Tâm Văn Hóa Quận 5 đã thành công tốt đẹp và nhận về nhiều lời khen ngợi.

Vào năm 2021,  Đoàn LSR Thắng Nghĩa Đường xây dựng “Truyền Thừa Các”. Theo anh Huỳnh Gia Bửu cho biết, sau khi buổi triển lãm Kỷ niệm 40 năm thành lập tại Trung tâm Văn Hóa Quận 5 kết thúc, trong lúc thu dọn các văn vật, anh chợt nhận ra rằng những văn vật này một khi đã thu dọn thì sẽ không còn ai có thể nhìn thấy nữa. Vậy tại sao mình lại không tìm một nơi để trưng bày những văn vật này để mọi người cùng biết đến và chiêm ngưỡng. Do đó, anh liền cùng cha bàn bạc về việc này. Sau khi trải qua một khoảng thời gian trao đổi đã quyết định sử dụng tầng 3 của căn nhà làm thành phòng truyền thống “Truyền Thừa Các” – nơi trưng bày các văn vật về văn hóa lân sư rồng.

Chưởng môn Huỳnh Chí Dân vô cùng tán thành cách làm này. Hơn nữa từ trước đến nay ông đều có thói quen sưu tầm các loại văn vật. Cho nên, “Truyền Thừa Các” cứ như vậy mà ra đời. “Truyền Thừa Các” trưng bày rất nhiều văn vật liên quan đến lân sư rồng. Việc thiết kế cũng như sắp xếp đều do anh Huỳnh Gia Bửu phụ trách. Đồng thời “Truyền Thừa Các” còn trưng bày những tác phẩm văn học do anh sáng tác như: “Trung Hiếu Nghĩa”, “Văn Võ Y”, “Thắng Nghĩa Thập Tam Thiên”, “Thủy Tổ Tráng Chí” v.v…. Đặc biệt thông qua các bức họa để các môn đồ và Ban trị sự có thể hiểu rõ hơn tôn chỉ, tu dưỡng đạo đức và định hướng của Thắng Nghĩa. Đây là một nơi để giáo dục và đều do anh Huỳnh Gia Bửu viết ra. Anh Gia Bửu cho biết trình độ tiếng Hoa của anh không cao, nhưng bản thân cố gắng dùng thể thơ thất ngôn để sáng tác. Ngoài ra, “Truyền Thừa Các” còn có các màn hình hiện đại để chiếu các tư liệu, sự pha trộn giữa cổ xưa và hiện đại giúp tăng thêm không ít sự thu hút.

Có một nhà báo đã để lại cảm nghĩ như sau: cách trưng bày ở “Truyền Thừa Các” mang đến cảm giác ấm áp cho người tham quan. Phòng trưng bày tuy nhỏ nhưng văn vật phong phú, sắp xếp gọn gàng. Được biết, có rất nhiều nhóm bạn sinh viên đến tham quan và tìm hiểu nghệ thuật lân sư rồng. Các bạn sinh viên cho biết trước đây các bạn cho rằng múa lân sư rồng đơn giản chỉ là múa như vậy, nhưng sau khi đến tham quan “Truyền Thừa Các” các bạn mới biết thì ra văn hóa lân sư rồng lại phong phú và thâm sâu như vậy. Nơi đây trở thành nơi để các bạn tìm hiểu sâu hơn để viết luận văn của mình.

Chưởng môn Huỳnh Chí Dân cảm khái bản thân ông rất có phúc khí. Môn phái Thái Lý Phật có thể phát dương quang đại suốt mấy đời nay. Do tiên sư Đặng Tây sáng lập, rồi đến Chưởng môn Huỳnh Chí Dân, bây giờ thì các con của ông không ngừng kế thừa và nổ lực phát triển môn phái. Thực ra, Thắng Nghĩa Đường xây dựng tở quán là để giáo dục cho đời sau phải uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ tổ sư. Và “Truyền Thừa Các” đại diện văn hóa của Đoàn, cho nên kỷ vật của tiên sư trở thành Trấn Sơn chi bảo. Một mai nếu đem tặng người khác thì trở nên vô nghĩa.

Tác giả chụp cùng Chưởng Môn Huỳnh Chí Dân (áo đen), anh Huỳnh Gia Bửu (bìa phải) và anh Huỳnh Gia Lương (bìa trái)

“Rất là vui mừng khi Gia Bửu có tư tưởng hoài cổ và bảo tồn văn hóa truyền thống, đồng thời bỏ công sức vào thiết kế, không ngờ không những có thể xác lập kỷ lục lại còn trở thành một trong các sản phẩm du lịch của quận. Những thành tích đạt được ngày hôm nay có thể là hồi báo chứ không phải thu hoạch.” Chưởng môn Huỳnh Chí Dân trải lòng.  

Tác giả: Tăng Quảng Kiện

Dịch: Huỳnh Thục Hằng

Theo Báo Xuân Sài Gòn Giải Phóng Hoa Văn

Bài viết liên quan